Các loại đầu đọc mã vạch

(14/06/2017)

1.   Công nghệ quét.

Hiện nay, công nghệ sử dụng trong máy đọc mã vạch có 2 công nghệ cơ bản là công nghệ Laser và công nghệ CCD.

Máy sử dụng công nghệ Laser thì rất nhạy, có thể quét được những mã ở trên bề mặt cong, xa (15-27cm), đang chuyển động, đọc được cả khi có ánh sáng chói và trong những môi trường khắc nghiệt. Còn những máy sử dụng ứng dụng công nghệ CCD có độ bền cao, quét được những mã vạch nhỏ, trên bề mặt gồ ghề.

Đối với đầu đọc mã vạch CCD, nó cho tia sáng dày khoảng 1cm và xa <20cm, thông thường là 10cm. Còn đầu đọc bằng Laser thì cho ra tia quét mạnh hơn, độ rộng vài mm, xa 20cm (có khi lên đến 30cm).
Ngoài ra, còn có công nghệ chụp ảnh tuyến tính là công nghệ mới nhất và đang được đưa vào sử dụng. Loại này khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các loại trên.

2.     Loại mã code đầu đọc mã vạch sử dụng:

Đầu đọc mã vạch 1D (mã 1D là các sọc đen trắng, dài thon, xếp theo hàng ngang) sử dụng công nghệ tia laser hoặc công nghệ chụp ảnh tuyến tính. Máy quét được các loại mã vạch 1D như code 128, code 39 (trong siêu thị, shop hàng hóa); UPC, EAN (trong vận chuyển quốc tế)…
Đầu đọc mã vạch 2D (mã 2D là ma trận điểm ảnh- ma trận vuông trắng đen) có sức chứa dữ liệu lớn, sử dụng để quét các mã như Data matrix, QR code, PDF-417…
Khi quét, nếu máy bắn ra tia sáng hẹp và dài thì đó là máy quét 1D, còn nếu máy bắn ra tia sáng chùm, thì đó là máy quét 2D.

Tùy vào nhu cầu và lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, bạn có thể chọn những máy quét đơn tia hoặc đa tia; có trang bị thêm cổng USB, COM, Keyboard; chế độ quét (tự động hay thủ công)…Trước khi chọn mua có thể chuẩn bị trước một số mẫu mã vạch thường dùng để kiểm tra máy.

3.    Mục đích sử dụng của máy đọc mã vạch (ứng dụng máy quét mã vạch là gì?)

Tùy mục đích sử dụng của máy quét mã vạch mà nhà sản xuất sẽ thiết kế và trang bị cho chúng những chức năng riêng phù hợp với từng điều kiện làm việc cụ thể

-Sử dụng trong bán lẻ, văn phòng: đây là những máy có dạng phổ thông, phù hợp cho văn phòng và siêu thị, chủ yếu sử dụng công nghệ laser, thời gian quét nhanh, chính xác (1-3 giây/lần). 
Máy sử dụng trong kho bãi: đòi hỏi phải bền, tránh được bụi, quét được nhiều sản phẩm, thời gian quét dài, mã vạch quét chủ yếu là UPC/EAN. Những máy quét 2D và PDF có kết hợp thêm công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth là lựa chọn phù hợp.
Ứng dụng trong công nghiệp: đây là môi trường có tính tự động hóa cao nên cần những máy có độ chính xác cao, quét nhanh và rộng. Thường sử dụng máy quét Laser đa tia (32 tia), được cố định đứng yên..

4.   Nhà sản xuất

Một số hãng phổ biến như Motorola, Youjie Honeywell, Zebex, Datalogic, Denso....


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn:
Email:
Mã xác nhận: